Tên gọi Mã Gray

Tên gốc “mã nhị phân phản xạ” được đưa ra dựa vào một tính chất của bảng mã Gray: các giá trị ở nửa sau của bảng mã có sự đối xứng với các giá trị ở nửa đầu của bảng mã theo thứ tự ngược lại, ngoại trừ bit cao nhất bị đảo giá trị. Tính chất đối xứng này vẫn đúng cho các bit thấp hơn trong mỗi nửa của bảng mã, trong mỗi phần tư của bảng mã, v.v..Cách gọi thông dụng hiện nay -mã Gray - được đặt theo tên của nhà nghiên cứu Frank Gray làm việc ở phòng thí nghiệm Bell. Gray đã dùng mã này trong hệ thống thông tin mã xung của ông, trong một bằng sáng chế xin cấp vào năm 1947 (được cấp vào năm 1953). Thực ra, Gray không phát minh ra mã này, mà trong bằng sáng chế của mình,ông ta chỉ trích dẫn và gọi đó là “mã nhị phân phản xạ”.."[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mã Gray http://www.theory.cs.uvic.ca/~cos/gen/comb.html http://www.freepatentsonline.com/20020126407.html http://www.google.com/patents?vid=2.632 http://www.hpl.hp.com/techreports/2000/HPL-2000-81... http://www.nrbook.com/a/bookcpdf/c20-2.pdf http://occawlonline.pearsoned.com/bookbind/pubbook... http://tinaja.com/text/chain01.html http://www.aip.de/~ast/EvolCompFAQ/Q21.htm http://etc.manuel-breitfeld.de/gray-code-java-impl... http://www-cs-faculty.stanford.edu/~knuth/fasc2a.p...